Miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam kéo dài từ vĩ độ 17 nằm ở chính giữa lãnh thổ Việt Nam cho đến vùng biên giới giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, giáp với Lào và Campuchia ở phía Tây và còn bao gồm một số hòn đảo và vùng biển ở phía Đông. Khu vực này có hệ sinh thái cùng với môi trường sống khá đa dạng. Trái với miền Nam, Miền Bắc có khí hậu ôn hòa với 2 mùa rõ rệt (mùa đông và mùa hạ) và có nhiều khu vực địa lý khác nhau. Vùng cao nguyên phía Bắc là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc thiểu số, có tổ tiên bắt nguồn các bộ lạc sống trong núi rừng Hoàng Liên Sơn. Sapa là địa danh nổi tiếng nhất ở vùng rừng núi này với các cánh đồng ruộng bậc thang xanh mướt trải dài bất tận và là trung tâm văn hóa du lịch của cả khu vực. Nằm ở trung tâm miền Bắc Việt Namvà trên một bình nguyên rộng lớn, thành phố Hà Nội hiện ra với vẻ đẹp bình dị, sâu lắng; đây cũng chính là thủ đô của đất nước. Trong suốt hai thiên niên kỷ qua, Hà Nội đã chứng kiến biết bao biến cố lịch sử, gắn liền với nhiều triều đại phong kiến đã đóng đô ở đây để cai trị đất nước. Thực dân Pháp cũng đã từng đặt trụ sở chính tại Hà Nội, và hiển nhiên ở đây có những nơi mang đậm nét đặc trưng của người Pháp như khu vực ở gần Hồ Hoàn Kiếm. Hiện nay, Hà Nội là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước và nơi chứng kiến những nghi lễ, sự kiện long trọng nhất của nhà nước chủ nghĩa cộng sản Việt Nam. Cách Hà Nội không xa về hướng nam chính là cố đô Hoa Lư. Hoa Lư là một bình nguyên rộng lớn bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt và các đỉnh núi đá vôi cao chót vót với các hình dạng độc đáo. Những núi đá vôi này có cấu tạo gần giống với các đỉnh núi ở Vịnh Hạ Long, nơi nổi tiếng với hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ và là một trong “bảy kỳ quan của thế giới mới”. Lắng nghe những câu chuyện cổ về những con vật linh thiêng như rồng, phượng, rùa và những nàng tiên cũng như những truyền thuyết linh thiêng khác để thấy được những điều bí ẩn cất dấu trong lòng đất nước Phương Đông giàu văn hóa và bản sắc này. Những nét truyền thống thú vị cùng với lịch sử hào hùng đấu tranh chống quân xâm lược luôn được người dân gìn giữ và phát huy hơn bao giờ hết.