Chùa chiền ở thành phố Hồ Chí Minh

Chùa chiền ở thành phố Hồ Chí Minh

Theo văn hóa người Việt, chùa chiền là nơi an nghỉ cuối cùng của đời người cũng như mang đến cơ hội để giao tiếp với người đã khuất.

Hơn nữa, chùa còn đóng vai trò chuẩn bị cho cuộc sống sau khi mất bởi nhiều người liên hệ sớm, đặt trước cho mình một chỗ trên kệ ở chùa để sắp xếp sẵn mọi thứ khi đến thời điểm họ phải rời bỏ cuộc sống trần gian này. Chùa Khánh Vân Nam là một ngôi chùa như vậy, thường xuyên được người theo đạo phật ghé thăm. Tọa lạc tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, chùa được xây dựng giai đoạn 1939-1942 bởi giáo đoàn Quảng Đông- Trung Quốc. Đây được xem là ngôi chùa Khổng giáo thuần túy duy nhất ở Việt Nam với trên 2000 tín đồ đạo Khổng sống và thờ tự ở đó. Chú Tư là người trông coi gian thờ tro cốt ở chùa Khánh Vân Nam. Mang trong mình hai dòng máu Việt-Hoa, ông làm công việc trông coi tro cốt ở chùa kể từ những năm 90. Theo như ông cho biết, người thân họ hàng của người đã khuất đến đây lau chùi hũ đựng tro cốt và cầu nguyện cho linh hồn của người thân yêu quanh năm, đặc biệt là vào dịp trước và sau ngày Lễ Vu Lan- hay còn gọi là Lễ vong hồn được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Thực ra thì chỉ cách đây một vài ngày, căn phòng này chật kín những người đến thăm và cầu nguyện cho người thân đã khuất của họ nhân dịp lễ Vu Lan. Phòng lưu tro cốt tại chùa Khánh Vân Nam được xây dựng vào năm 1977 sau sự cố một nghĩa trang gần khu vực chùa bị phá hủy phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng. Chùa được xây dựng nhằm làm nơi lưu giữ tro cốt chủ yêu cho những tín đồ phật tử mang trong mình hai dòng máu Việt-Hoa. Chùa Thiên Hưng là một địa điểm an nghỉ khác của tro cốt người quá cố. Được mở vào thế kỷ 20 trên đường Vạn Kiếp và cũng giống như chùa Khánh Vân Nam, người dân địa phương đặt tro cốt người thân yêu ở đây để bảo vệ và thể hiện sự tôn kính đối với linh hồn của họ. Họ hàng đến thăm nom tro cốt vào mùa lễ Vu Lan cũng như những dịp lễ quan trọng khác hay thậm chỉ là cả ngày thường.

Đối với nhiều người, chùa còn là chốn khuây khỏa giúp họ có được cảm giác tĩnh tâm trong giây lát đồng thời cũng là nơi thú tội và hối lỗi xin tha thứ. Tuy nhiên theo như lời của sư ông Thiên Ân tại chùa Thiên Hưng, tín ngưỡng từ thời xa xưa rằng vào ngày Lễ Vu Lan, linh hồn của người chết quay trở về nhà của họ và cùng nhau chia sẻ thức ăn mà họ hàng người thân đã chuẩn bị cúng cho họ đã không còn là một tục lệ tôn giáo hay mê tín nữa, thay vào đó điều này giờ thiên về bảo tồn, lưu giữ kỉ niệm của ông bà tổ tiên.

Chú Tư, người trông coi chùa Khánh Vân Nam và có tổ tiên xuất thân từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc rất biết ơn nhiều người khách đến thăm chùa vì họ không những giúp lau chùi bình đựng tro cốt của người thân của mình mà còn giúp ông làm sạch bụi bặm bình tro cốt của những người đã mất khác, đặc biệt là những người bị gia đình bỏ rơi. Chính điều đó là nguồn động viên làm ông cảm thấy nhẹ nhõm bởi lý do ông không thể nào cáng đáng công việc lau dọn đó một mình được nữa vì số lượng bình tro cốt gửi ở chùa ngày một nhiều hơn. Ông nói ông luôn cảm thấy động lòng đối với những bình tro cốt bị người thân lãng quên.

Ông cũng cho biết thêm đặc biệt giới trẻ dường như không mấy thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với tổ tiên ông bà mình. Chí phí gửi tro cốt của một người thân tại chùa Khánh Vân Nam vào khoảng 1 triệu đồng (US$50). Gần đây, không chỉ có người đã khuất được đặt ở chùa mà ngay cả người đang sống cũng đặt trước cho mình một chỗ tại phòng lưu giữ tro cốt để chuẩn bị cho mình cuộc sống sau trần gian. Tro cốt ở đây, đặc biệt là những người bị gia đình bỏ quên có thể được cất giữ tại chùa trong khoảng thời gian 20 năm.

Sau đó thì phía gia đình sẽ được yêu cầu đến nhận lại tro cốt của người thân mình rồi rắc tro cốt xuống song hay biển. Nghi thức này được gọi là thủy táng. Thế nhưng sư ông Thiên Ân tin rằng đạo hiếu phải được thể hiện ngay khi con người ta còn sống trên cõi trần gian này chứ không phải đợi đến khi mất rồi mới làm điều đó. Với tư cách là nhà sư, ông tin răng không chỉ có phật tử hay những người theo đạo Khổng mà tất cả mọi người phải làm tròn đạo hiếu không chỉ riêng dịp lễ Vu Lan hay các dịp lễ đặc biệt khác mà phải luôn ý thức được đó là đức hạnh cần được thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống trên trần gian chỉ là tạm thời và vì vậy chúng ta nên tranh thủ từng giây phút quý giá đó để yêu thương và trải qua những kỉ niệm hạnh phúc với ông bà cha mẹ cũng như với gia đình chúng ta.