Thư pháp đầu xuân: Nghệ thuật truyền thống, bản sắc văn hóa và lời cầu chúc cho một năm mới may mắn, hạnh phúc.

Thư pháp đầu xuân: Nghệ thuật truyền thống, bản sắc văn hóa và lời cầu chúc cho một năm mới may mắn, hạnh phúc.

Như một truyền thống nổi tiếng của người Việt nhằm mục đích làm sống lại nghệ thuật văn hoá dân tộc, vào mỗi dịp giáp Tết, người dân địa phương cũng như du khách sẽ luôn dành thời gian đến phố Văn Miếu để xin chữ của các “thầy đồ”. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) để thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo. Không gian Văn Miếu càng làm tăng thêm ý nghĩa cho lễ hội này . Vẻ đẹp xin chữ, cho chữ ngày xuân thật bình dị nhưng vô cùng cao quý ấy đã góp phần giữ gìn nét văn hóa lịch lãm, hào hoa mà cổ kính của Hà Nội mỗi dịp tết đến xuân về… Một điều thú vị mà các du khách đều mong chờ khi đến ngày hội khai bút đầu xuân này là được chiêm ngưỡng những “câu đối đỏ” (gồm hai câu thơ được viết tay nhằm cầu chúc những điều may mắn) cũng như các tác phẩm nghệ thuật thư pháp được treo trên những bức tường rêu phong của Văn Miếu và xem các “ông đồ” đang hăng say thể hiện tài hoa của mình dọc theo con đường rợp bóng cây quanh miếu. Thư pháp là môn nghệ thuật thị giác xuất phát từ văn hóa Nho giáo. Tác phẩm thư pháp thể hiện nội dung, tư tưởng và tâm hồn của người viết chỉ bằng những nét bút mộc mạc nhưng tài hoa làm say đắm không chỉ người Việt mà còn rất nhiều du khách nước ngoài. Các nghệ nhân thư pháp luôn cố gắng để truyền tải được bài học đạo đức và gìn giữ các giá trị Nho giáo thông qua các tác phẩm của mình. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những nét chữ rồng bay phượng múa, thư pháp gia còn đặt hết tâm tư vào điều mình muốn bộc lộ với mong muốn những câu chữ cùng với lời chúc sẽ mang lại may mắn cho người sở hữu bức thư pháp này. Một điều đáng ngạc nhiên là hội thư pháp đầu xuân lại thu hút rất nhiều thanh thiếu niên địa phương và du khách nước ngoài vì người ta thường cho rằng những người trẻ hay hứng thú với đời sống hiện đại hơn là nghệ thuật thư pháp truyền thống của Hà Nội. Các du khách tỏ ra rất hào hứng và liên tục chụp hình lưu niệm. Các thư pháp gia cũng có thể trình bày tác phẩm bằng tiếng Anh; tuy nhiên , các du khách thường thích các bức thư pháp được viết bằng tiếng Hán hơn. Mặc dù có thể không hiểu hết nội dung truyền tải trong đó nhưng khách du lịch vẫn yêu thích những tác phẩm và hy vọng chúng sẽ mang lại cho họ nhiều may mắn hơn trong năm Dần. Thông thường, mọi người đều muốn có các bức thư pháp với chữ Phước (may mắn và hạnh phúc), Lộc (tiền tài), Thọ (tuổi thọ) hoặc những câu đối mang ý nghĩa “sức khỏe dồi dào”, may mắn và thành công trong năm mới. Những thư pháp gia cho biết những người trẻ thường thích các chứ như “Đạt”, “Tâm”, “Nghĩa”, “Tín” trong khi người già thì lại thích “Phước” và “Thọ”. Những thư pháp gia không cần phải quá tài hoa nhưng ít nhất phải đủ chín chắn để nhận biết được các câu thư pháp nào phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Tác phẩm nghệ thuật thư pháp tùy theo kích cỡ sẽ có giá dao động từ 80.000 đồng (4,2 USD) đến 200.000 đồng ($ 10.6). Một số thư pháp gia theo đuổi môn nghệ thuật này bởi niềm đam mê thì một số khác lại cho rằng thư pháp sẽ đem lại sự thanh thản và tĩnh lặng trong cuộc sống hàng ngày. Quả thật, một số người đã nghiên cứu và nghiệm thấy thư pháp mang lại sự bình ổn trong tâm trí khiến cho cuộc sống con người trở nên tích cực hơn. Vào thời xưa, các thầy đồ thường được dân làng biếu các món quà nhỏ sau khi họ cho chữ. Ngày nay, các thư pháp gia vẫn tiếp tục thực hiện công việc này nhưng không phả để kiếm tiền mà nhằm duy trì các giá trị văn hóa đã từng một thời huy hoàng trong quá khứ. Ở Hà Nội người ta thường thích các bức thư pháp bằng Hán tự trong khi người miền Nam thì ưa chuộng tiếng Việt hơn. Tuy nhiên, nội dung thư pháp thì thường giống nhau, gồm một chữ với ý nghĩa đặc biệt nhằm mang lại điều may cho gia đình trong năm tới. Ngoài việc có được vận may trong năm mới như đã mong ước, du khách còn cất công tìm kiếm những bức thư pháp đặc sắc để trang trí phòng khách của nhà mình. Một số khác thì nhờ các thư pháp gia viết các lời chúc theo sở thích để tặng cho người thân. Ngày nay, bất chấp sự tân tiến của công nghệ cùng với khả năng phát thảo tất cả các kiểu chữ cực kỳ hoàn hảo của máy tính, nghệ thuật thư pháp vẫn còn tồn tại, phát triển và có chỗ đứng vững chắc trong đời sống của người dân Việt cũng như du khách nước ngoài.