Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế

Đúng như tên gọi của nó , Nhã Nhạc là một loại âm nhạc tao nhã, bao gồm một loạt các loại hình âm nhạc cũng như các điệu múa đặc biệt chỉ trình diễn cho các vị vua, chúa của các vương triều Việt Nam từ khoảng thế kỷ thứ 15 cho tới giữa thế kỷ 18. Thời phong kiến, nhã nhạc thường được trình diễn tại các lễ mở đầu và kết thúc của các sự kiện như các lễ kỷ niệm, ngày lễ tôn giáo, lễ đăng quang, băng hà hoặc các buổi tiệc chiêu đãi chính thức. Trong số vô vàn các loại hình âm nhạc tồn tại và phát triển ở Việt Nam, chỉ duy nhất Nhã Nhạc mới có thể đạt tới tầm vóc quốc gia và có mối liên hệ mạnh mẽ tới truyền thống của các nước Châu Á. Trước đây, mỗi buổi biểu diễn Nhã Nhạc đòi hỏi phải có sự tham gia cũng rất nhiều ca nữ, vũ nữ, nhạc công mang các bộ trang phục lộng lẫy. Đảm nhiệm phần âm nhạc là một dàn nhạc quy mô lớn bao gồm một dàn trống nổi bật và nhiều loại nhạc cụ gõ khác cũng như một loạt các nhạc cụ thổi và dây. Tất cả những nghệ nhân tham gia trình diễn phải luôn tập trung cao độ để có thể kết hợp nhịp nhàng với từng bước của nghi lễ. Nhã nhạc phát triển nhanh chóng trong suốt triều đại nhà Lê ( 1427-1788 ) và đạt tới cực thịnh dưới triều Nguyễn ( 1802 – 1945 ). Như một biểu tưởng sức mạnh và sự trường tồn của cả vương triều, Nhã Nhạc trở thành một phần thiết yếu của nhiều nghi lễ hoàng gia. Tuy nhiên, vai trò của Nhã Nhạc không chỉ bị giới hạn là âm nhạc trong các nghi lễ đó, mà nó còn là một cầu nối để giao tiếp và cúng bái cho các vị thần, cũng như là một cách truyền thụ tri thức về thiên nhiên và vũ trụ. Vào thế kỷ 18, một loạt biến cố lớn đã xảy ra ở Việt Nam, đó là sự sụp đổ của chế độ phong kiến và hàng thập kỷ chìm trong khói lửa chiến tranh, đã đe dọa nghiệm trọng tới sự tồn tại của Nhã Nhạc. Vì các nghi lễ trước hoàng gia đều bị xóa bỏ, loại hình âm nhạc truyền thống này đã mất đi chức năng nguyên bản của nó. Tuy nhiên, một số ít nghệ nhân nhã nhạc còn sống sót vẫn đấu tranh để cứu Nhã Nhạc khỏi việc bị xóa sổ. Ngày nay, một số loại hình Nhã Nhạc vẫn được duy trì trong các nghi lễ phổ biến hoặc nghi lễ tôn giáo, và nó cũng là một nguồn cảm ứng bất tận cho nền âm nhạc Việt Nam đương đại.