Lạc Long Quân and Âu Cơ: Truyền thuyết về tổ tiên của người Việt Nam

Lạc Long Quân and Âu Cơ: Truyền thuyết về tổ tiên của người Việt Nam

Cách đây hàng ngàn năm, dưới thời vua Kinh Dương Vương, vương quốc Xích Quỷ là một vương quốc phía Đông chưa được biết đến với đất đai rộng lớn, dựa lưng vào núi cao, quay mặt ra biển với những bờ cát dài. Ông đã cưới công chúa Long Nữ, con gái của Động Đình Vương – chúa tể của hồ Động Đình. Sau đó họ hạ sanh được một người con trai tên Sung Lam, người vẫn được mọi người biết đến dưới tên Lạc Long Quân. Theo dòng dõi của Long Nữ thì Lạc Long Quân là người nối dõi. Thêm vào đó, Lạc Long Quân có sức mạnh phi thường và thông minh hơn người. Sống dưới nước giống mẹ, Lạc Long Quân kế thừa tình yêu mếm đại dương, chàng thường nhìn dọc theo bờ biển ngắm nhìn những con sóng rồi khám phá những sinh vật tuyệt đẹp của biển.
Không lâu sau, vua cha đã truyền lại ngai vàng để Lạc Long Quân cai trị bộ tộc Lạc – Việt. Trong khi đó, một bộ tộc khác tại vùng cao nguyên phía Bắc được cai trị bởi Đế Lai, người có một cô con gái rất đẹp mang tên Âu Cơ. Mong muốn hợp nhất hai bộ tộc, Đế Lai đồng ý gả con giá mình cho Lạc Long Quân. Họ chuyển bị ột bữa yến tiệc thịnh soạn để làm lễ cưới cho Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sau đó tổ chức hợp nhất hai bộ tộc
Thời gian trôi đi, Âu Cơ hạ sinh một cái bọc có trăm trứng và nở ra một trăm đứa trẻ xinh xắn. những đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh giống hệt cha; tốt bụng là đảm đang hệt mẹ. Họ dạy lũ trẻ tìm hiểu những vùng đất và sống sao cho cao thượng. Nhưng không bao lâu sau đó, đôi vợ chồng trẻ cảm thấy không còn hạnh phúc nữa khi Lạc Long Quân luôn mong ngóng về biển, còn Âu Cơ thì luôn nhớ về rừng.
Sau đó họ chia những đứa con của mình thành hai nữa, năm mươi con theo Lạc Long Quân sống ở bờ biển, Âu Cơ đem năm mươi còn lại theo mình về vùng cao nguyên nuôi dạy. Tuy nhiên họ thề nguyền với nhau dù xa xôi, cách trở nhưng họ vẫn dõi theo nhau và luôn bên cạnh nhau lúc cần. Lạc Long Quân mang năm mươi người con của mình về biển, chia vùng cho các con cai quản và dạy các con đánh bắt cá, cách xăm mình để dọa các sinh vật biển khi đi kiếm thức ăn. Chàng cũng dạy các con trồng lúa và cách nấu gạo trong những ống tre. Trong khi đó Âu Cơ cũng chia cho các con mình cai trị các vùng, dạy chúng cách sống ở rừng núi, chăn nuôi, tìm đất tốt để trồng cây ăn quả. Họ biết lấy tre làm nhà sàn để tránh thú dữ.
Các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là tổ tiên của của người Việt. Ngày nay người Việt Nam gọi mình là “con Rồng cháu Tiên” ý nói đến dòng dõi nhà rồng của Lạc Long Quân và bộ tộc thần tiên của Âu Cơ. Vì vậy nên dù ở đâu trên đất nước đi chăng nữa thì người Việt vân có chung nguồn gốc. Như Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hứa với nhau, tất cả người Việt Nam phải yêu thương, tôn trọng và đùm bọc lẫn nhau. Truyền thuyết này về sau trở thành niềm tự hào và là một sợi dây liên kết thống nhất của người Việt Nam Theo nhiều tác gia từ trang Wikipedia: “truyền thuyết này rất quan trọng đối với nhiều người Việt Nam bởi rất nhiều lý do. Một số người cho rằng đây là câu chuyện nhấn mạnh sức mạnh thống nhất của cũng như lòng khoan dung của người Việt. một số phụ nữ, các nhà sử học cho rằng câu chuyện nói về sự tồn tại ngang bằng của xã hội mẫu hệ và xã hộ công xã. ở góc độ người phụ nữ Việt Nam, họ cho mình là người hùng và là biểu tượng của sự đấu tranh cho đất nước và cho quyền lợi của mình.”