Miền Trung Việt Nam

“Miền Trung Việt Nam” không phải là từ mang tính lịch sử nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong việc phân chia ranh giới các khu vực trong nước. Khu vực này bắt đầu từ vĩ độ 17 cho đến Nha Trang. Miền Trung là đầu mối rất quan trọng về văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Thành phố Huế, nằm ở giữa Việt Nam, từng là thủ đô của đất nước cho đến năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị. Nơi đây gây ấn tượng mạnh cho du khách với một hệ thống cung điện, đền đài, lăng tẩm dọc theo dòng sông Hương hiền hòa thơ mộng. Huế được chia tách với Đà Nẵng bởi con đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả và được nối với nhau bởi một đường hầm dài nhất Việt Nam. Dọc đường biển từ Huế vào Đà Nẵng có vô số bãi biển nguyên sơ, không khí trong lành và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng đến say lòng biết bao du khách. Tiếp tục xuống phía nam, bạn sẽ được khám phá những khu di tích của nền văn hóa cổ Chăm Pa ở thánh địa Mỹ Sơn và chiêm ngưỡng khu phố cổ Hội An với con ngõ nhỏ quanh co uốn lượn dưới ánh đèn vàng rực rỡ. Hội An nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và từng là thương cảng nổi tiếng bậc nhất trong khu vực. Chính vì thế, ở Hội An có sự đa dạng tuyệt vời trong nghệ thuật kiến trúc với nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Hầu hết các cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh trong lịch sử của đất nước đều diễn ra tại miền Trung Việt Nam. Việc mở rộng phía nam của Việt Nam mà kết quả dẫn đến sự thất bại và cuộc xâm lăng của vương quốc Chăm cổ chính là trận chiến đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử ở khu vực này. Cuộc đấu tranh dành độc lập cho Việt Nam cũng nhiều lần diễn ra ở đây. Miền Trung Việt Nam có rất nhiều địa điểm thú vị để du khách tham quan, khám phá: các nền văn hóa cổ xưa để lại cho nơi đây một số lượng khổng lồ về các di sản văn hóa thú vị; nhiều đền đài lăng tẩm nằm uy nghiêm , tĩnh lặng giữa các cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục; những ngọn núi đẹp như tranh vẽ và bãi biển hoang sơ, khá thích hợp các môn thể thao dưới nước.