Cá nước ngọt - món đặc biệt vào ngày cưới của dân tộc Thái

Cá nước ngọt - món đặc biệt vào ngày cưới của dân tộc Thái

Vào ngày cưới của dân tộc Thái sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam, không thể thiếu một món ăn độc đáo và không kém phần ngon miệng được làm từ một loài cá nước ngọt
Hàng thế kỉ liền sinh sống ở chân núi và bên cạnh những dòng sông, con suối, dân tộc Thái có những phong tục và truyền thống gắn liền với sông ngòi và nghề trồng lúa như là cầu mưa, thờ thuồng luồn (một loài thủy quái hình rồng) và tục té nước vào ngày Tết, chưa kể những truyền thuyết về những đôi tình nhân trẻ.
Sông suối là một nguồn thực phẩm dồi dào, những loài cá nơi đây đã trở thành một món ăn đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Thái, đặc biệt là vào những dịp đăc biệt như tang lễ hay lễ thành hôn. Những món ăn này thường được gọi là pa bẳng (cá muối) và pa hắp (cá nướng khô), hay gọi tắt là “bẳng hắp” và theo truyền thống thì nhà trai phải mang món này đến nhà gái khi tính chuyện nên duyên vợ chồng.
Pa bẳng được làm từ những giống cá ngon như là cá xinh, cá khuy hay cá chép. Cá trước tiên được làm sạch rồi trộn với muối, củ riềng nghiền nhỏ và cơm nướng tẩm bột, sau đó được đặt vào một ống tre lớn, gói vào lá dong và để lên men. Sau khi hoàn tất, chuẩn bị đem đến nhà gái, món ăn được đặt trong một cái lồng đan bằng sợi tre. Miệng ống tre được cột bằng một sợi dây được làm từ những sợi tre nhiều màu sắc có thể dùng làm dây đeo. Món pa hắp cũng được làm từ cùng một loại cá; được làm sạch, trộn với muối và đưa vào một cái rổ lót đầy lá dong, sau đó đưa lên một cái khung tre đặt trên bếp lò và nướng khô. Vào những dịp nghi lễ, pa hắp được đặt trong một cái rổ nhỏ với dây đeo làm từ vải nhiều màu. Cả bẳng và hắp đều phải nướng lên trước khi dùng
Vậy tại sao những món ăn này lại quan trọng đến vậy trong lễ cưới của dân tộc Thái? Đối với nhiều người Thái, chỉ đơn giản là vấn đề hương vị. một cô gái đến độ tuổi cập kê là đã có không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của những bậc làm cha làm mẹ đã đổ xuống, chỉ có loài cá ngon nhất làm sính lễ và thết đãi cả làng mới xứng đáng với công sức ấy. Những bậc trưởng bối và họ hàng xa đến chung vui cũng thường được nhận bẳng hắp làm quà mang về để những người không thể đến dự tiệc cũng được thưởng thức những món ngon này, đây cũng là cách để bày tỏ thành ý và sự tôn trọng của gia chủ.
Ngoài ra việc hai món ăn này đóng vai trò quan trọng như vậy còn có nguyên nhân mang tính hình tượng. Người ta nói rằng việc lên men pa bẳng trong ống tre và việc nướng khô pa hắp trên khung đặt trên bếp đại diện cho âm và dương, giúp cho đôi trẻ hòa hợp và có một cuộc sống tốt đẹp như cá gặp nước. Là động vật thủy sinh, cá sinh sản rất nhanh chóng nên việc sử dụng cá làm vật hiến tế trong nghi lễ là tượng trưng cho mong muốn con đàn cháu đống, gia đình thuận hoàn, cuộc sống sung túc.
Theo truyền thống, nhà gái yêu cầu số lượng bẳng hắp mà nhà trai phải mang đến nhưng nếu không đủ điều kiện, nhà trai có thể thương lượng để giảm số mâm xuống. Tuy nhiên, hai món này phải luôn được mang đến cùng lúc và số lượng của mỗi món phải là số chẵn.
Đáng buồn là, bẳng hắp đã không còn có vai trò lớn như ngày xưa trong lễ cưới của người dân Thái nữa. Nguyên nhân một phần là do sự giao lưu văn hóa với những tộc người khác nhưng điều này cũng cho thấy rằng ở nhiều vùng phía Bắc, lượng cá trong sông suối đã không còn dồi dào như xưa. Dù vậy, những món ăn độc đáo này sẽ vẫn là biểu tượng của di sản văn hóa dân tộc Thái và là một chủ đề rất thú vị với những nhà nhân chủng học cũng như với những chuyên gia ẩm thực.