Hát Tuồng – Tiếng cầu cứu của một môn nghệ thuật truyền thống

Hát Tuồng – Tiếng cầu cứu của một môn nghệ thuật truyền thống

Hát Tuồng – Tiếng cầu cứu của một môn nghệ thuật truyền thống Tuồng là một di sản văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam ta, nhưng hiện nay với lượng khán giả ngày càng ít đi thì nguy cơ loại hình nghệ thuật dân gian này sẽ bị trôi vào quên lãng là rất có thể xảy ra.
Dưới ánh đèn sân khấu, nghệ sĩ Tuồng Minh Gái lột tả nỗi đau đớn dằn vặt của Bà Ba Cẩn, một vị nữ tướng anh hùng của dân tộc ta khi phải quyết định xử tử em trai của mình vì tội phản quốc.
Đây là trích đoạn trong vở tuồng Đề Thám, kể về vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ 19.
Để diễn tả được tâm trạng đau khổ của nhân vật, người nghệ sĩ Tuồng phải sử dụng đến vô số nét biểu hiện khác nhau trên khuôn mặt, cùng hàng loạt những bước di chuyển và động tác phức tạp của tay và chân. Ra đời từ thế kỉ thứ 12, nhưng mãi đến thế kỉ 17 thì Hát Tuồng mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Cùng với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như Chèo và Múa rối nước, hát Tuồng cũng đã góp phần tạo nên bản sắc truyền thống văn hóa Việt.
Tuy nhiên, nghệ thuật Tuồng hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. So với các loại hình nghệ thuật khác thì hát Tuồng đang dần mất đi lượng khán giả của mình. Nhìn lại từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy nghệ thuật Tuồng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, tùy theo từng chế độ chính trị.
Nếu dưới thời nhà Trần (1225-1440) nghệ thuật Tuồng phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh thì đến thời nhà Lê (1428-1527) hát Tuồng lại bị coi thường và khinh miệt. Dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), nghệ thuật Tuồng được khôi phục và phát triển, nhưng đến những năm sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì Tuồng lại bị cấm hoạt động. Chính quyền địa phương lúc bầy giờ cho rằng nghệ thuật này là một “sản phẩm của chế độ phong kiến”.
Năm 1951, Quốc Hội quyết định khôi phục và phát triển các loại hình kịch hát dân gian và truyền thống trong đó có hát Tuồng. Hương Thơm, nghệ sĩ Tuồng xuất sắc của Nhà hát Tuồng Việt nam, chia sẻ “Để thu hút được sự chú ý của mọi người, các nghệ sĩ Tuồng phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách”. “Với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như kịch, Chèo, hay dân ca, các nghệ sĩ nghiệp dư có thể dễ dàng diễn được một chút, nhưng đối với Tuồng thì không thể trình diễn được nếu chưa được huấn luyện bài bản.”
Nghệ thuật Tuồng đòi hỏi người diễn phải luyện tập rất vất vả. Để thực hiện các động tác Tuồng, người nghệ sĩ phải sử dụng toàn bộ cơ thể, từ ngón tay, khủy tay cho đến tất cả các cơ trên thân thể. Ngoài ra, nếu không có một chất giọng khỏe thì không thể hát được các làn điệu Tuồng nhằm diễn tả cảm xúc và tâm trạng của mỗi nhân vật. “Diễn Tuồng cũng là một công việc cực kỳ nặng nhóc. Nghệ sĩ vừa phải hát, vừa múa và cả nhào lộn trên sân khấu trong những bộ phục trang có khi nặng tới 10kg. Nhất là vào mùa nóng, trang phục diễn có thể ướt đẫm mồ hôi như tắm”, nghệ sĩ Hương Thơm tiếp tục chia sẻ.
Nguyễn Thị Lộc Huyền, một ngôi sao trẻ của Nhà Hát Tuồng Trung Ương tâm sự rằng đôi khi cô cũng phải biểu diễn nhạc trữ tình hay hát Quan Họ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Huyền đã từng rất thành công trong vai Cô Thanh, người con nuôi của anh hùng Đề Thám. Cô đã diễn tả rất đạt tâm trạng của Thanh sau khi cha cô cho rằng Thanh còn con nít lắm. Quá đau khổ và phẫn uất, Thanh quyết định một mình đột nhập vào doanh trại quân địch và ám sát tên chỉ huy. “Mặc dù sống bằng nghề này khá chật vật, nhưng tôi vẫn giữ niềm đam mê sâu sắc với hát Tuồng. Tôi mong sao trong tương lại nghệ thuật này sẽ tiếp tục phát triển và người ta sẽ yêu thích nó như yêu thích các dòng nhạc hiện đại vậy.” Trong thập niên vừa qua, các loại hình ca nhạc giải trí hiện đại đã thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Vì vậy, hát Tuồng cùng với nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác ngày càng bị quên lãng và dường như không thu hút được người xem, đặc biệt là các bạn trẻ. Thay vì đi đến một nhà hát Tuồng, nhiều người chỉ ở nhà và xem nhạc pop, hát Karaoke, lướt Internet hay chơi game, cùng với hàng trăm phim điện ảnh và chương trình truyền hình hấp dẫn khác. Giáo Sư Hoàng Chương, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu, bảo tồn và Phát triển Văn hóa Dân tộc cho rằng “Hiện nay việc thiếu vắng lượng khán giả xem hát là một bài toán hóc búa đối với các nghệ sĩ Tuồng, đơn giản vì khán giả chính là nhân tố quyết định cho sự tồn tại của một nghệ thuật sân khấu như Hát Tuồng”. Tại nhà hát Hồng Hà, nhà hát Tuồng duy nhất ở Hà Nội, chỉ có một lượng rất nhỏ các khán giả đến xem Tuồng và trong đó chủ yếu là người già. NSND Hoàng Khiêm, Giám Đốc nhà hát Tuồng Trung ương cho rằng Hát Tuồng hiện đang đối mặt với nguy cơ mai một và biến mất. “Để sắp xếp được một vở diễn Tuồng là rất khó, nhưng đôi khi chúng tôi chỉ bán được một ít vé cho hầu hết là những khán giả lớn tuổi.
Thêm nữa, việc tuyển chọn diễn viên trẻ cũng gặp khó khăn, vì không mấy bạn trẻ đăng ký học nghệ thuật dân gian khi thi vào trường Đại học.”
Ông Khiêm cũng khẳng định các nghệ sĩ luôn hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân mình trong hoàn cảnh này.
“Chúng tôi khó có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại hôm nay. Chúng tôi vẫn chưa có được những vở kịch kinh điển để gây được ấn tượng sâu sắc cho khán giả.
“Nhiều người dân thành thị không mấy mặn mà với hát Tuồng, vậy nên nhiều đoàn kịch và gánh hát phải về biểu diễn ở vùng quê hoặc vùng sâu vùng xa.”
Phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Sâu Khấu thuộc Đại Học Sân Khấu và Điện Ảnh, ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ nỗi lo lắng của ông về tình trạng “ế ẩm” của các loại hình nghệ thuật Sân Khấu dân gian trong những năm gần đây. “Nhiều nhà biên kịch và diễn viên Tuồng phải từ bỏ đoàn kịch của họ vì đồng lương quá ít ỏi. Nhiều nghệ sĩ cũng phải chuyển sang làm những nghề khác vì kế sinh nhai.” “Dù có là thành viên của Sân Khấu Tuồng quốc gia, không có nghệ sĩ nào có thể sống được chỉ bằng nghiệp diễn của mình”
Với những gánh hát ở các địa phương thì tình hình còn tồi tệ hơn. Gánh hát Tuồng ở tỉnh Thái bình đã từng biểu diễn cho nhiều gia đình ngày xưa thì giờ đây mỗi vở diễn của họ diễn viên chỉ được thù lao 100.000 đồng một người (tương đương với 5.5$). Và tất nhiên số tiền này không đủ cho tiền công dựng vở diễn cũng nhưng tiền đi lại. Tuy nhiên họ vẫn vui vì dù sao thì “vẫn có được một chút từ cái nghề còn hơn là không có gì”.
Vì niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật Tuồng, nhiều nghệ sĩ đã cố gắng tìm đủ mọi cách để vực dậy, khôi phục và phát triển nghệ thuật này.
Họ hiểu rằng Tuồng không có sức hấp dẫn như những loại hình nghệ thuật khác mà nó chỉ thu hút được những ai thực sự hiểu Tuồng. Vậy nên họ, với trách nhiệm của những người gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật này, đã chọn cách huấn luyện và truyền dạy cho chính những khán giả của mình, đặc biệt là với các thế hệ học sinh.
Các nghệ sĩ của Nhà hát Tuồng Trung Ương đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với học sinh sinh viên nhằm trình diễn một số trích đoạn Tuồng đồng thời trò chuyện và chia sẻ với các em để các em hiểu về nghệ thuật Tuồng.
NSND Hoàng Khiêm, giám đốc nhà hát cho biết hiện nay nhà hát đang hợp tác với các công ty lữ hành và du lịch nhằm tổ chức hai show diễn mỗi tuần cho khách du lịch đến xem.
“Nguồn lực tài chính cho các hoạt động của chúng tôi dù rất hạn chế nhưng chúng tôi đã phát triển và quảng bá đến người nước ngoài và từ đó, họ có thể tìm hiểu thêm về nền Văn hóa Việt Nam.” “Nhà hát của chúng tôi cũng kết hợp với trường Đại Học Sân Khấu và Điện Ảnh nhằm tạo điều kiện nhập học cho các em đến từ những vùng mà hát Tuồng phát triển như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội.”
Giám đốc nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung Đình Huế, ông Nguyễn Hải, cho biết đoàn kịch của ông cũng lồng các tiết mục Tuồng vào trong tuor du lịch cho khách đến tham quan Thành nội Huế.
Nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quyền, giám đốc Đoàn nghệ thuật Tuồng tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết Đoàn đã tổ chức những buổi giới thiệu về nghệ thuật Tuồng tại các trường học trong tỉnh.
Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ở Đà Nẵng cũng đã rất thành công trong việc tổ chức các chương trình như “Sân Khấu học đường”, nhằm giới thiệu nghệ thuật Tuồng đến cho học sinh ở các trường và tạo niềm thích thú cho các em đối với nghệ thuật này.
“Nhiều học sinh tỏ ra thích thú với nghệ thuật Tuồng, các em có thể diễn được rất thành công nhiều vở Tuồng và các em thường đến nhà hát để tìm hiểu thêm về nghệ thuật này”, NSND Trần Đình Danh, giám đốc nhà hát chia sẻ.
Cùng với việc khôi phục lại các vở Tuồng kinh điển, các nhà hát Tuồng hiện nay cũng đang biên soạn những vở mới phản ánh cuộc sống hiện đại và những vở nước ngoài.
NSND Phạm Thị Thanh cho biết, Tuồng là một loại hình nghệ thuật rất quan trọng nên một việc cần thiết phải làm nữa là “đào tạo khán giả trẻ” cho loại hình này. “Chúng ta nên có một thế hệ người xem mới, những người thực sự hiểu và yêu thích Tuồng. Nhà nước nên đưa bài giảng về nghệ thuật Sân Khấu vào chương trình học chính khóa.” Ngoài ra, đa số các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng Chính phủ nên đưa ra chính sách ưu tiên nhàm khuyến khích nghệ thuật Tuồng phát triển.
Giáo sư Hoàng Chương cho biết có hơn 100 vở tuồng cổ cho đến nay chưa được phục dựng. “Nhà nước nên đầu tư cho các đoàn kịch phục dựng lại những vở Tuồng cổ này. Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền sâu rộng cho mọi người được biết, để trước năm 2020, tỉ lệ người yêu thích và xem Tuồng sẽ có thể đạt đến 50-60% dân số cả nước.
Ông khẳng định: “Nếu chúng ta không có chính sách kịp thời để phục hồi nghệ thuật Tuồng, nó sẽ bị trôi dần vào quên lãng”. Ông Hoàng Khiêm cho biết việc làm của các Đoàn kịch hiện này nhằm thu hút lượng khán giả xem hát chỉ mới là giải pháp tạm thời. “Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của Tuồng trong tương lai, chúng ta cần phải có một chiến lược nhằm đưa nghệ thuật Tuồng vào trong chương trình dạy học. Không nhất thiết học sinh phải biết hát và diễn trò, các em chỉ cần hiểu và biết cách để thưởng thức nghệ thuật này là được.” Tuồng được phát triển từ một loại hình nghệ thuật dân gian đến nghệ thuật cung đình. Chủ đề của Tuồng bao gồm tinh thần trung quân ái quốc. Những chủ đề chính này là nhân tố quyết định cho cấu trúc của vở Tuồng, biểu hiện nét mặt, ngôn ngữ, làn điệu, màu sắc, bước di chyển cũng như tính cách của nhân vật. Tuồng bao gồm cả ca và múa, đậm tính tượng trưng. Những cử chỉ mang tính hình tượng của nghệ sĩ kết hợp với sức tưởng tượng phong phú của người xem sẽ tạo nên cảnh tượng thực sự cho vở diễn. Cảnh núi, sông, cung điện, đường xá, xe ngựa và cảnh chiến đấu đều được dàn dựng trên sân khấu bằng những vật dụng sâu khấu rất đơn giản.
Có tất cả bảy nhà hát tuồng chuyên nghiệp ở Việt Nam: Nhà hát Tuồng Trung Ương, các nhà hát ở Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng Bình Định, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh. Đóng góp quý giá của chương trình dài kỳ “Bảo tồn di sản”
Dự án truyền thông Bảo tồn Di sản, do Công Ty Ford Việt Nam tài trợ, kết thúc sau một năm thực hiện, và đây sẽ là bài viết cuối cùng của loạt bài trong dự án. Dự án này bao gồm một loạt hơn 40 bài viết được đăng trên báo Thể Thao và Văn Hóa và loạt 24 bài được đăng trên báo Viet Nam News Sunday xoay quanh chủ đề về bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc.
Báo Thể Thao & Văn Hóa trong thời gian gần đây cũng đã tổ chức những buổi hội đàm nhằm đánh giá về dự án này. Những buổi trò chuyện này đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa và phóng viên báo đài, cùng với những người quan tâm đến di sản Văn hóa Việt Nam.
Phó tổng biên tập báo Thể Thao và Văn Hóa, bà Trương Lê Kim Hoa, cho biết dự án đã đạt được những thành công nhất định khi có rất nhiều người quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của các di sản văn hóa dân tộc.
Mặc dù dự án đã kết thúc nhưng báo Viet Nam News vẫn sẽ tiếp tục loạt bài về chủ đề này để bạn đọc biết thêm nhiều thông tin mới, qua đó góp phần cùng với cộng đồng trong nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc.